Chương trình Quốc gia
Chương trình Quốc gia
Chương trình giáo dục của Times School được xây dựng dựa trên 3 hợp phần chủ đạo sau:
Môn học nền tảng theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo hầu hết có tích hợp và linh hoạt mở rộng nội dung, tăng thêm thời lượng thực hành theo đặc thù riêng của nhà trường. Môn Toán, Ngữ Văn ngoài chương trình sách giáo khoa, nhà trường còn có chương trình tăng cường riêng và tổ chức các lớp học moving theo trình độ của học sinh, hướng tới cá nhân hóa người học.
Các môn Nghệ thuật có tích hợp nội dung theo chủ đề bám sát các sự kiện của tháng và năm học. Môn giáo dục thể chất được tăng thêm thời lương 1 tiết/ tuần so với chương trình của Bộ và đưa thêm các modun học mở rộng như Võ Taekwondo, Bóng đá, Bóng rổ cơ bản vào chương trình học nhằm giúp học sinh rèn luyện sức bền, sự dẻo dai….. để phát triển con người toàn diện.
Môn học Tiếng Anh và Tiếng Anh tăng cường: English, Math & Science. English – học theo giáo trình Anh Mỹ Explore our World với thời lượng 8 tiết/ tuần (trong đó GVNN 3 tiết, GVVN 5 tiết. Học thuật ngữ Math & Science thông qua Tiếng Anh 2 tiết/ tuần dưới hình thức học dự án, học trực tiếp trên lớp và các phần mềm tự học giúp học sinh có cơ hội sử dụng Tiếng Anh trong các tình huống thực tế.
Môn Tiếng Anh của nhà trường một năm có 4 lần HS được làm bài thi kỹ năng Nghe- Nói- Đọc- Viết theo chuẩn quốc tế Cambridge
Cơ cấu chương trình giáo dục bậc Trung học tại Times School được trình bày trong hình bên dưới.
Cơ cấu chương trình giáo dục bậc trung học tại Times School.
Ngoài chương trình Giáo dục Quốc gia, Times School còn có chương trình giáo dục bản sắc độc đáo và hấp dẫn, bao gồm các bộ môn sau:
- Khám phá khoa học và công nghệ STEAM
- Giáo dục lối sống Times Skills
- Dự án cá nhân
Nội dung các môn học này được thiết kế và tổ chức theo hướng tích hợp với các môn học của chương trình giáo dục quốc gia tạo thành một thể thống nhất, hướng đến việc hiện thực hóa triết lý giáo dục, giá trị cốt lõi và các mục tiêu giáo dục của nhà trường.
Phương pháp giáo dục
Phương pháp giáo dục “Đồng kiến tạo” được TS. Giáp Văn Dương tiếp thu, phát triển và đưa nó trở thành phương pháp giáo dục chủ đạo của nhà trường.
Phương pháp giáo dục Đồng kiến tạo.